Quyền hạn Chủ_tịch_nước_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Lào

Chủ tịch nước có quyền và nhiệm vụ sau[1]:

  • Ban hành Hiến pháp và Luật đã được Quốc hội thông qua;
  • Ban hành sắc lệnh và nghị định của Chủ tịch nước;
  • Giới thiệu hoặc bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ cho Quốc hội xem xét và quyết định;
  • Thông qua hoặc bãi nhiệm Thủ tướng hoặc thành viên của Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn;
  • Thông qua hoặc bãi nhiệm Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và thông qua hoặc bãi nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao;
  • Thông qua, luân chuyển hoặc bãi nhiệm chính quyền tỉnh và thành phố theo đề nghị của Thủ tướng;
  • Đứng đầu lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Thăng hoặc giáng cấp Tướng lực lượng Quốc phòng và an ninh theo đề nghị của Thủ tướng;
  • Triệu tập và trì phiên họp đặc biệt của Chính phủ;
  • Quyết định trao Huân chương sao vàng, Huy chương công lao, Huân chương chiến thắng và danh hiệu cao quý nhất của Nhà nước;
  • Quyết định đặc xá;
  • Quyết định chọn tướng hoặc cưỡng bức tòng quân và ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc hoặc địa phương bất kỳ;
  • Ban hành phê chuẩn các Hiệp ước, điều ước quốc tế;
  • Bổ nhiệm hoặc triệu hồi đại sứ tại nước ngoài theo sự đề nghị của Thủ tướng, và chấp thuận đại sứ tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
  • Thi hành và thực hiện quyền thông qua pháp luật;

Phó Chủ tịch nước có thể thay quyền Chủ tịch nước trong thời gian Chủ tịch nước không đảm đương được nhiệm vụ công việc.[2]

Liên quan

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Chủ thể liên bang của Nga Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Hoa Kỳ